Wednesday, October 4, 2023
No menu items!

Giao dịch chứng khoán phiên sáng 27/5: Lực chốt lời tăng mạnh cuối phiên, VN-Index quay đầu điều chỉnh

Must Read

Giao dịch chứng khoán phiên chiều 13/8: Thót tim thứ Sáu ngày 13

Cú lao dốc phiên chiều nhanh và quyết liệt của các chỉ số chứng khoán khiến không ít nhà đầu tư đã nghĩ tới viễn cảnh những phiên lao dốc đầu tháng 7 vừa qua, nhưng cảm giác lo ngại trôi rất nhanh và thay vào đó vì tiếc nuối vì đã không mua vào hoặc thậm chí "đen đủi" hơn là lỡ bán mất cổ phiếu ở vùng giá thấp.

Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 13/8: Xả mạnh SSI và bộ 3 cổ phiếu nhà Vingroup

Khối ngoại đã có phiên bán ròng mạnh khá mạnh với tổng giá trị lên tới hơn 760 tỷ đồng, trong đó tâm điểm xả bán là cổ phiếu SSI và bộ 3 nhà Vingoup.

Giao dịch chứng khoán phiên sáng 13/8: Áp lực bán gia tăng, VN-Index thủng mốc 1.350 điểm

Dù lực cầu gia tăng mạnh cuối phiên giúp thị trường thu hẹp biên độ nhưng với sức ép đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, bảo hiểm, dầu khí khiến VN-Index vẫn chưa tìm lại được mốc 1.350 điểm.

Áp lực chốt lời tăng cuối phiên sáng nay khiến VN-Index rơi theo chiều thẳng đứng và quay đầu điều chỉnh sau 6 phiên tăng liên tiếp.

Trong phiên hôm qua, sau khi chớm đỏ lúc mở cửa, VN-Index đã nhanh chóng bật tăng lên trên 1.310 điểm khu kết phiên sáng nhờ con sóng dài cổ phiếu ngân hàng.

Nhóm ngân hàng tiếp tục là bệ phóng sau giờ nghỉ trưa, giúp VN-Index bật lên và dù thị trường tiếp tục xảy ra nghẽn lệnh, nhưng cũng đủ giúp chỉ số lên trên 1.315 điểm khi đóng cửa.

Theo CTCK Yuanta Việt Nam nhận định về phiên này thì thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và chỉ số VN-Index có thể sẽ kiểm định ngưỡng cản tâm lý 1.320 điểm.

Đồng thời, VN30-Index có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy cho thấy, thị trường có thể sẽ xuất hiện nhịp điều chỉnh ở 1-2 phiên tới cho nên các nhà đầu tư ngắn hạn cần hạn chế mua vào các nhịp tăng mạnh.

Bước sang phiên giao dịch sáng nay 27/5, sau 6 phiên tăng liên tiếp và thiết lập đỉnh mới, áp lực bán trên diện rộng đã xuất hiện ngay từ sớm với hơn 250 mã giảm trên HOSE, trong khi lực đẩy vẫn là ở nhóm ngân hàng, dù không còn mạnh như những phiên gần đây nhưng cũng đủ khiến VN-Index rung lắc nhẹ quanh tham chiếu sau hơn 1 giờ giao dịch.

Tại nhóm ngân hàng, phần lớn đều chỉ nhích nhẹ, thậm chí còn giao dịch dưới tham chiếu như VPB, TPB, BID, VCB. Nhưng đáng kể khác, các mã thời gian trước “chưa chạy” thì đang nhận lực cầu lớn và tăng cao, trên dưới 4% như LPB, MSB, OCB, trong đó, LPB khớp lệnh chỉ đứng sau STB trên sàn HOSE, và điểm sáng lớn EIB, khi tăng kịch trần từ sớm +7% lên 30.650 đồng, khớp hơn 1,2 triệu đơn vị,

Một vài cổ phiếu đáng chú ý khác như HAX, khi vươn nhanh lên sắc tím +7% lên 26.700 đồng, trong ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 10:3.

Ở chiều ngược lại, nhóm họ FLC như FLC, ROS, AMD, HAI tiếp tục bị xả mạnh.

Giằng co sau nửa đầu phiên, thị trường bật trở lại giúp VN-Index tiến lên gần 1.320 điểm và đi ngang sau đó.

Tuy nhiên, lực đẩy lại chỉ đến từ đà tăng của một số bluechip đơn lẻ, trong khi số mã giảm vẫn lấn át trên bảng điện tử, cùng thanh khoản vẫn tăng đã điều kiện hoàn hảo cho những nhà đầu tư muốn xả hàng chốt lời và thực tế đã diễn ra như vậy, với cú đạp mạnh và dứt khoát ở cuối phiên, khiến VN-Index mất hơn 9 điểm từ vùng đỉnh trong phiên.

Chốt phiên sáng, sàn HOSE có 128 mã tăng và 280 mã giảm, VN-Index giảm 6,14 điểm (-0,47%), xuống 1.310,56 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 506,4 triệu đơn vị, giá trị 15.552,2 tỷ đồng, tăng hơn 12% về khối lượng và 15% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 16,22 triệu đơn vị, giá trị gần 670 tỷ đồng.

Phần các bluechip đều hạ thấp độ cao, và không ít còn đảo chiều giảm giá, với các mã giảm sâu nhất trong rổ VN30 như TCH -3,3% xuống 22.250 đồng, PLX -2% xuống 54.200 đồng.

Nhóm ngân hàng BID, CTG, MBB, TPB và TCB mất từ 1,4% đến 1,9%. Sắc đỏ cũng bao phủ VJC, VIC, GAS, MSN, HPG, VCB, VPB, MWG…

Tăng tích cực nhất là hai mã bất động sản là KDH +4,4% lên 38.750 đồng, PDR +1,7% lên 76.100 đồng, còn lại chỉ tăng nhẹ như STB, VHM, NVL, BVH, PNJ, VNM, cùng POW đứng tham chiếu tại 11.650 đồng, sáng nay, POW đang tổ chức Đại hộ đồng cổ đông thường niên theo hình thức trực tuyến.

Thanh khoản nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn chiếm ưu thế nhất với STB khớp 32,7 triệu đơn vị, VPB khớp 24,2 triệu đơn vị, MBB khớp 18,3 triệu đơn vị. Tiếp theo là HPG với hơn 11,3 triệu đơn vị, SSI khớp 9,32 triệu đơn vị…

Mặc dù các cổ phiếu ngân hàng trong rổ VN30 phần lớn giảm, nhưng nhóm còn lại vẫn tích cực như LPB +4,5% lên 26.500 đồng, khớp 21,4 triệu đơn vị, MSB +3% lên 26.000 đồng, khớp 8,24 triệu đơn vị, OCB +1,9% lên 27.500 đồng, khớp 6,85 triệu đơn vị, và EIB đứng vững tại mức giá trần +7% lên 30.650 đồng, khớp 1,24 triệu đơn vị.

Một số cổ phiếu khác cũng có mức tăng tốt khác như DXG +3,4% lên 27.000 đồng, FIT +4,5% lên 14.050 đồng, DIG +3,6% lên 31.300 đồng, TSC +3,2% lên 16.000 đồng, cùng 2 mã KMR và HAX tăng kịch trần.

Các mã cổ phiếu thị trường khác phần lớn về dưới tham chiếu, trong đó, nhóm cổ phiếu họ nhà FLC mặc dù vẫn chìm trong sắc đỏ, nhưng biên độ giảm đã được thu hẹp đáng kể so, với HAI -1,4%, AMD -2,3%, FLC -0,4%, ROS -0,5%, trong đó, FLC và ROS khớp 22 triệu và 21,8 triệu đơn vị.

Trên sàn HNX, mặc dù sắc đỏ cũng chiếm ưu thế, nhưng một vài cổ phiếu tăng tốt đã giúp HNX-Index nhích lên.

Chốt phiên sáng, sàn HNX có 49 mã tăng và 127 mã giảm, HNX-Index tăng 0,66 điểm (+0,22%), lên 305,52 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 79,5 triệu đơn vị, giá trị 1.690,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 3,27 triệu đơn vị, giá trị 102,3 tỷ đồng.

Theo đó, tăng cao nhất đáng kể là hai mã ngân hàng BAB +5,4% lên 29.500 đồng và NVB +4,4% lên 18.900 đồng. Hỗ trợ thêm còn có TVC +3,1% lên 13.400 đồng, LAS +6,6% lên 11.300 đồng.

Trong khi phần còn lại khá ảm đạm với PVS -3,1% xuống 21.900 đồng, VND -1,3% xuống 45.000 đồng, SHS -2,3% xuống 33.600 đồng, MBS -2% xuống 24.300 đồng, PLC -2% xuống 24.800 đồng, SHB -0,7% xuống 29.900 đồng, BVS -2,5% xuống 23.800 đồng…

Thanh khoản SHB duy trì mức cao nhất sàn với hơn 10,7 triệu đơn vị, KLF khớp 8,96 triệu đơn vị và đứng tham chiếu 4.900 đồng, NVB khơp 7,5 triệu đơn vị PVS khớp 6,79 triệu đơn vị, SHS khớp 5,08 triệu đơn vị…

Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index tăng từ sớm và dần đi lên các mức cao hơn, nhưng cũng đã chịu áp lực bán về cuối phiên và thu hẹp đà tăng.

Hai mã ngân hàng cũng nổi bật nhất là ABB +6% lên 21.200 đồng, khớp lệnh cao nhất UpCoM với hơn 7,34 triệu đơn vị và BVB +7,5% lên 20.100 đồng, khớp 4,96 triệu đơn vị.

Trong khi đó, BSR lại đảo chiều giảm, mất 1,9% xuống 15.100 đồng, khớp lệnh có hơn 5,91 triệu đơn vị.

Chốt phiên sáng, UpCoM-Index tăng 0,73 điểm (+0,88%), lên 83,79 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 41,9 triệu đơn vị, giá trị 762,7 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 12,69 triệu đơn vị, giá trị 220,7 tỷ đồng.

Nguồn: Tinnhanhchungkhoan

- Advertisement -
- Advertisement -

Tin Mới Nhất

Giải đua xe đạp – kỷ niệm 40 năm thành lập huyện Hàm Thuận Nam

Sáng ngày 20/5, UBND huyện Hàm Thuận Nam phối hợp Công ty CP Đầu tư Thương mại- Dịch vụ Việt Úc Group tổ chức Giải đua xe đạp vòng quanh núi Tà Cú huyện Hàm Thuận Nam mở rộng lần thứ 14 năm 2023 – Cúp Việt Úc Group Aloha.

Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ ‘tự thưởng’ ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán...

Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".

Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú “săn đón” hiện kinh doanh ra sao?

Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.

Bình Dương lập đoàn thanh tra các dự án bất động sản bị người dân tố cáo

Các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương từng bị người dân tụ tập treo băng rôn, gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo sẽ được thanh tra và tham mưu xử lý dứt điểm trong thời gian tới.

Bình Dương chi hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư các tuyến đường quan trọng

Tỉnh Bình Dương đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông kết nối vùng quan trọng, với mục tiêu đến năm 2025 sẽ đưa vào sử dụng. Các dự án với tổng mức đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, Bình Dương kỳ vọng tạo sự đột phá phát triển kinh tế - xã hội.
- Advertisement -

Tin Liên Quan

- Advertisement -