Friday, March 31, 2023
No menu items!

Sợi polyester Việt Nam bị xem xét khởi xướng điều tra chống bán phá giá tại Thổ Nhĩ Kỳ

Must Read

Bà Trần Uyên Phương: Lãnh đạo cùng nhân viên gắn kết vượt khó

Chia sẻ tại buổi Leader Pit Stop ngày 13/8 chủ đề “Quản trị năng lượng tổ chức mùa giông bão”, bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết, sự gắn kết của lãnh đạo trong khó khăn là điều cần thiết để truyền năng lượng tinh thần tích cực đến với nhân viên, cùng nắm tay nhau vượt qua.

Start-up tăng trưởng nóng hay phát triển bền vững?

Đó là câu hỏi đặt ra cho đại đa số start-up, bởi mỗi con đường đều có “cây gậy và củ cà rốt”.

Nguồn cung phân bón không thiếu nhưng giá cao chót vót

Nguồn cung phân bón không thiếu nhưng do tác động của một loạt chi phí đầu vào, nguyên nhiên liệu, cước vận tải, nên giá phân bón trong nước đã tăng cao chót vót.

Thổ Nhĩ Kỳ đang xem xét khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sợi plolyester kéo dãn toàn phần có xuất xứ từ Việt Nam và Hàn Quốc.

Thêm một mặt hàng sợi của Việt Nam bị xem xét khởi kiện bán phá giá tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Thêm một mặt hàng sợi của Việt Nam bị xem xét khởi kiện bán phá giá tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương vừa nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận Đơn kiện chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi kéo dãn toàn phần có xuất xứ hoặc nhập khẩu Việt Nam.

Sản phẩm bị cáo buộc bán phá giá là sợi kéo dãn toàn phần (polyester flat yarn) thuộc mã HS 5402.47.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế ITC và thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, trị giá xuất khẩu mặt hàng sợi polyester flat yarn từ Việt Nam sang Thổ Nhĩ Kỹ có xu hướng tăng rất nhanh qua từng năm.

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt khoảng 1,69 triệu USD, năm 2019 đạt khoảng 4,65 triệu USD trước khi tăng mạnh vào năm 2020 với kim ngạch đạt khoảng 11 triệu USD.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhiều mặt hàng sợi của Việt Nam đã và đang bị quốc gia này áp dụng các mức thuế phòng vệ thương mại, đã kéo giảm giá trị xuất khẩu của toàn ngành sợi sang thị trường này.

Theo Vitas, xuất khẩu sợi sang Thổ nhĩ Kỳ giảm mạnh trong những năm qua là do tác động tiêu cực từ các vụ việc áp thuế chống lẩn tránh đối với sợi POY và chống bán phá giá đối với sợi dún polyester và sợi nhân tạo. Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất đối với Việt Nam.

“Năm 2013, Thổ nhĩ Kỳ là thị trường xơ sợi thứ 2 sau Trung Quốc với mức xuất khẩu đạt 138.000 tấn, trị giá 321 triệu USD, chiếm 19,2% về lượng và chiếm 14,9% trong kim ngạch xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam. nhưng sau khi nước này áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, Thổ nhĩ Kỳ chỉ còn là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6, sau Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Đài Loan và Hoa Kỳ. Xuất khẩu sang Thổ nhĩ Kỳ trong năm qua chỉ đạt 79,2 triệu uSD, chiếm 2,1% tổng xuất khẩu”, Vitas cho hay.

Chưa hết, năm 2020 Thổ nhĩ Kỳ tiếp tục khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm sợi từ polyester có mã HS 5503.20.00, nếu áp dụng biện pháp này với Việt Nam thì xuất khẩu xơ, sợi sang thị trường này sẽ càng khó khăn hơn

Theo quy trình điều tra chống bán phá giá của Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi thông báo về việc nhận Đơn kiện, trong trường hợp chính thức khởi xướng, Cơ quan điều tra Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đăng thông báo trên Công báo, đồng thời gửi bản tóm tắt đơn kiện và bản câu hỏi điều tra tới các nước và nhà xuất khẩu có liên quan trong vụ việc.

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội Bông Sợi Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan kịp thời liên lạc, phối hợp với cơ quan này, nhằm chủ động nắm bắt thông tin và chuẩn bị phương án ứng phó kịp thời trong trường hợp bị khởi xướng điều tra.

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến thương mại toàn cầu đã đẩy các quốc gia gia tăng các biện pháp phòng vệ thương mại với hàng hóa nhập khẩu để bảo vệ ngành sản xuất nội địa.

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam liên tục nhận những tin không vui khi nhiều thị trường tiếp tục đưa hàng hóa Việt Nam vào tầm ngắm điều tra khởi kiện chống bán phá giá hoặc chính thức khởi kiện như: Mỹ vừa khởi kiện mật ong nhập từ Việt Nam, Philippines cũng khởi xướng điều tra một số sản phẩm xi măng nhập khẩu từ Việt Nam…

Nguồn: Tinnhanhchungkhoan

- Advertisement -
- Advertisement -

Tin Mới Nhất

Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ ‘tự thưởng’ ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán...

Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".

Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú “săn đón” hiện kinh doanh ra sao?

Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.

Bình Dương lập đoàn thanh tra các dự án bất động sản bị người dân tố cáo

Các dự án bất động sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương từng bị người dân tụ tập treo băng rôn, gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo sẽ được thanh tra và tham mưu xử lý dứt điểm trong thời gian tới.

Bình Dương chi hàng chục nghìn tỷ đồng đầu tư các tuyến đường quan trọng

Tỉnh Bình Dương đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án giao thông kết nối vùng quan trọng, với mục tiêu đến năm 2025 sẽ đưa vào sử dụng. Các dự án với tổng mức đầu tư lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng, Bình Dương kỳ vọng tạo sự đột phá phát triển kinh tế - xã hội.

Toàn hệ thống Phúc Long tăng gấp đôi số cửa hàng flagship sau khi về tay Masan, biên lợi nhuận vượt cả Starbucks

Phúc Long cũng đang xem xét đổi mới thực đơn trong nửa cuối năm và có kế hoạch xuất ngoại trong năm 2024 - 2025.
- Advertisement -

Tin Liên Quan

- Advertisement -